Khi chăm sóc mèo cưng, việc nhận biết mèo sắp sinh là rất quan trọng để chuẩn bị môi trường và điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh nở của chúng. Những dấu hiệu mèo sắp đẻ không chỉ giúp chủ nhân kịp thời hỗ trợ mà còn đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mèo mẹ và mèo con. Vậy làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu mèo có bầu này? Hãy cùng Mèo QH khám phá trong bài viết sau đây.

Chu Kỳ Mang Thai Của Mèo

Nhận Biết Mèo Có Bầu
Nhận Biết Mèo Có Bầu

Chu kỳ mang thai của mèo sẽ diễn ra trong 9 tuần, trong khoảng thời gian từ 58 đến 63 ngày hoặc 65 ngày. Khi gần sinh mèo mẹ sẽ trở nên quấn chủ hơn để tìm kiếm sự trợ giúp từ con người. Người chủ nên đặt biệt chú ý đến mèo, thường xuyên vuôt ve, quan tâm và bồi bổ cho mèo để bé có đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe của cả mèo mẹ và mèo con.

Theo tập tính của mèo, chúng sẽ tự mình sinh con trong âm thầm. Tuy nhiên nếu mèo cảm thấy nguy hiểm trong quá trình mang thai hoặc sinh nở như sinh khó, sinh trong thời gian kéo dài, mèo sẽ kêu la, khi đó bạn nên túc trực bên mèo để hỗ trợ và liên hệ bác sĩ thú y kịp thời.

11 Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Có Bầu

Nhận Biết Mèo Có Bầu
Nhận Biết Mèo Có Bầu
  1. Khi mang thai, chu kì động dục của mèo sẽ tạm ngưng lại, do đó mèo sẽ không còn gào đực nữa.
  2. Khi mèo mang thai được 2 tuần, múm vú của mèo sẽ phát triển trở nên hồng hoặc sẫm màu hơn, vú sẽ căng và trở nên lớn hơn. Ngoài ra khi bạn bóp nẹ có thể tiết ra sữa.
  3. Mèo sẽ trở nên hấu ăn hơn và ăn nhiều hơn vì nhu cầu cao về chất dinh dưỡng nuôi mèo con trong bụng. Mèo sẽ đòi ăn liên tục với tầng suất cao trong suốt quá trình mang thai. So với ngày thường mèo ăn  2-3 bữa, mèo mang thai sẽ kêu réo liên tục đòi bạn cho chúng ăn thêm. Trong thời gian này bạn nên bổ sung cho mèo nhiều bữa hơn tuy nhiên nên tránh thức ăn quá nhiều dầu mworx và gia vị.
  4. Mèo sẽ trở nên mập hơn và tăng cân nhanh chóng tùy vào số lượng mèo con trong bụng. Trọng lượng mèo lúc này sẽ tăng từ 2-3kg, đây là một con số đáng chú ý ở mèo.
  5. Nhu cầu ngủ của mèo lúc này sẽ nhiều hơn, do đó bạn sẽ thường thấy mèo trong tình trạng nằm ngũ ở những nơi vắng vẻ, yên tĩnh.
  6. Khi mèo đang ở tuần thứ 3-5 của chu kỳ mang thai, lúc này mèo sẽ xuất hiện tình trạng nôn ói tương tự như ở người mang thai, bạn nên theo dõi và đưa đến bác sĩ thú y nếu thấy tình trạng trở nên xấu đi.
  7. Khi được 1 tháng, bũng của mèo sẽ to trông thấy, hai bên thành bụng trở nên căng cứng, có đọng bánh sữa nơi dưới ti mèo.
  8. Nếu bạn nhìn từ một bên, sẽ thấy mèo mnag thai có phần lưng hơi cong xuống, phần bụng trở nên tròn và phìn ra rõ rệt.
  9. Mèo sẽ trở nên nũng nịu và quấn chủ hơn. Khi mang thai mèo rất cần chủ để ý và quan tâm mèo, bé sẽ đòi bạn vuốt ve và ôm ấp nhiều hơn so với bình thường.
  10. Khi mèo dã ở tháng thứ 2 của chu kì mang thai. Trước khi chuyển dạ 2 tuần, mèo sẽ đi tìm nơi để sinh con. Ổ sinh của mèo thường phải ở các vị trí đảm bảo yên tĩnh và kín đáo như gầm giường, tủ quần áo, gầm ghế,…), mèo bắt đầu tha vải, quần áo,…để lót ổ. Do đó, để tránh tình trạng nhà lộn xộn và bừa bãi, bạn nên chuẩn bị ổ sinh cho mèo.
  11. Mèo sẽ nằm ổ nhiều hơn khi thai được gần 2 tháng. Ổ của mèo có thể là hộp giấy to, có lót vải, nệm và đucợ đạt ở vị trí kín đáo, thoải mái đảm bảo sự riêng tư nhất có thể cho mèo.
Quan tâm:  "Giải Đáp" Mèo Cái Có Triệt Sản Được Không?

Cách Chăm Sóc Mèo mẹ Mang Thai

Nhận Biết Mèo Có Bầu
Nhận Biết Mèo Có Bầu

Trong suốt thời kỳ mang thai, chủ nhân nên đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mèo để tránh tình trạng thai chậm lớn, thai yếu, cơ thể mèo bị suy nhược và nặng hơn là sảy thai. Cần cung cấp cho mèo những thực phẩm đặc biệt dành cho mèo mang thai đến từ thương hiệu uy tín hoặc đồ ăn tươi, đảm bảo an toàn chất lượng.

Luôn giữ cơ thể mèo trong trạng thái ấm áp, thường xuyên đưa mèo đi thăm khám định kỳ, không cho mèo sử dụng chất kích thích để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mèo.

Luôn đảm bảo môi trường và chổ nằm của mèo trong trạng thái sạch sẽ và yên tĩnh. Giúp mèo tỉa bớt lông ở khu vực âm hộ và quanh múm ty để mèo có thể dễ dàng cho con bú sữ và đảm bảo vệ sinh nơi ổ của mèo.

Cung cấp cho mèo nhiều tinh bột và liên tục đổi món cho mèo để mèo không chán ăn. Có thể cho mèo ăn thức ăn của mèo on ở cuối thai kỳ để mèo con có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Tuyệt đối không cho mèo ăn đồ cứng và quá nhiều gia vị, dầu mỡ.

Lời Kết

Nhận biết được các dấu hiệu mèo sắp đẻ là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai nuôi mèo cũng nên nắm vững. Từ việc thay đổi hành vi, hình thể đến những biểu hiện cụ thể như tìm nơi làm ổ hay thở nhanh, mỗi dấu hiệu đều mang đến thông điệp về sự chuẩn bị cho một cuộc sống mới. Qua đó, người nuôi mèo có thể chuẩn bị tốt nhất về môi trường và tâm lý để hỗ trợ mèo mẹ trong quá trình sinh nở. Việc hiểu và chăm sóc đúng cách không chỉ giúp mèo mẹ và mèo con khỏe mạnh mà còn làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa con người và thú cưng.

Quan tâm:  Giải Đáp: Mèo Ngủ Nhiều Có Tốt Không?